Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ có thể bạn chưa biết

Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ từ bác sĩ chuyên khoa vật lý trị liệu và phục hồi chức năng - Doctor Chu

Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ từ bác sĩ chuyên khoa

Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ như thế nào, thưa bác sĩ ?

Đây là câu hỏi mà chúng tôi nhận được từ bệnh nhân trẻ tuổi, đến khám tại phòng khám vật lý trị liệu, phục hồi chức năng Doctor Chu.

Bài viết này sẽ giải quyết câu hỏi này của bệnh nhân.

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu qua khái niệm về bệnh lý này dưới góc nhìn của bác sĩ và bệnh nhân.

Thoái hóa cột sống cổ là gì ?

Thoái hóa cột sống cổ là quá trình thoái hóa tự nhiên liên quan đến tuổi của sụn, đĩa đệm, dây chằng và đốt sống ở cột sống cổ.

Như vậy, khái niệm “thoái hóa đốt sống cổ” là khái niệm có nghĩa hẹp hơn khái niệm “thoái hóa cột sống cổ”:

+ Thoái hóa đốt sống cổ: Tình trạng thoái hóa chỉ xảy ra ở xương cột sống cổ.

+ Thoái hóa cột sống cổ: Chỉ tình trạng thoái hóa xảy ra cả ở xương cột sống cổ, sụn, đĩa đệm và dây chằng.

Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân thường quen gọi là thoái hóa đốt sống cổ nên bác sĩ cần tư vấn cụ thể để bệnh nhân hiểu.

Biểu hiện sớm của bệnh thoái hóa cột sống cổ là đau vùng sau cổ, đau tăng khi vận động cột sống cổ,  đau lan xuống vùng vai và cánh tay một hoặc hai bên.

Bệnh nhân có thể thoái hóa ở bất kỳ đoạn nào của cột sống cổ, trong đó đoạn từ C5-C7 là thường gặp nhất.

Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ theo từng đối tượng

Dưới đây là cách phòng bệnh thoái hóa theo từng đối tượng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Độ tuổi bị thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mạn tính khá phổ biến và có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Tại phòng khám vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Bác sĩ chuyên khoa cấp 1. Chu Văn Điển (Doctor Chu) gặp nhiều bệnh nhân có biểu hiện thoái hóa cột sống ở độ tuổi 3.

Đến độ tuổi 60, tỷ lệ người bị thoái hóa cột sống cổ có thể lên đến 90%.

Chế độ ăn uống thiếu chất tạo xương

Chế độ ăn uống của bệnh nhân thoái hóa thường gặp là chế độ ăn “nghèo chất tạo xương” như thiếu canxi, thiếu magie và vitamin D.

3 vi chất trên rất cần thiết cho quá trình hấp thu, tổng hợp tế bào xương.

Các chất trên có thể bổ sung qua đường thức ăn và đồ uống như:

  • Rau chứa nhiều canxi như cải xoong, cải ngọt, các loại đậu
  • Thịt chứa nhiều canxi như thịt cá hồi, cá thu, cá cơm, tôm, cua, nước hầm xương
  • Uống các loại sữa có nhiều canxi như sữa tươi Fami, sữa dành cho người loãng xương, sữa chua, sữa hạt.

Bệnh nhân không bổ sung vi chất tạo xương 

Bệnh nhân muốn bổ sung vi chất tạo xương nhanh để chữa bệnh thoái hóa cột sống cổ và cột sống thắt lưng,

Cũng như làm chậm quá trình thoái hóa khớp, cột sống và phòng bệnh loãng xương thì ngoài chế độ ăn uống, bệnh nhân cần bổ sung qua đường thuốc uống.

Các sản phẩm tốt được bác sĩ Chu Văn Điển (Doctor Chu) hay dùng cho bệnh nhân thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm là:

Dung dịch uống Calcium Corbière Extra Sanofi
Dung dịch uống Calcium Corbière Extra Sanofi bổ sung canxi, hỗ trợ điều trị loãng xương (3 vỉ x 10 ống x 10ml).

Chế độ vận động thể lực, sinh hoạt

Bệnh nhân có chế độ sinh hoạt ít vận động thể lực, ngồi làm việc sai tư thế, ngủ chỉ một đến hai tư thế, ít lăn trở người.

Hoặc bệnh nhân dùng gối không phù hợp: quá cao hoặc quá thấp.

Gối phù hợp là gối có độ cao phù hợp với từng người, để tạo tư thế cột sống cổ ở tư thế nghỉ.

Bệnh nhân muốn tư vấn gối có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa cột sống thì có thể liên hệ Doctor Chu.

Bác sĩ có thể tư vấn cụ thể cho bạn về các loại gối với chiều cao, kích thước phù hợp như:

  • Gối hồng ngoại
  • Gối cao su non
  • Gối than hoạt tính

Di truyền từ gia đình

Các bệnh xương khớp cũng có yếu tố di truyền, gia đình.

Nhiều gia đình, các thành viên có xu hướng gặp các bệnh lý xương khớp từ độ tuổi còn trẻ.

Tại phòng khám vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Doctor Chu gặp những trường hợp bệnh nhân loãng xương từ độ tuổi 21.

Và khi kiểm tra mật độ xương bằng máy đo mật độ xương toàn thân thì mẹ bệnh nhân cũng bị loãng xương nặng.

Tiếp tục kiểm tra chị gái bệnh nhân cũng có kết quả tương tự.

Đối tượng bệnh nhân này thì cần bổ sung vi chất tạo xương từ sớm, chế độ ăn uống khoa học, chế độ tập luyện phù hợp, vừa sức, tránh gãy xương.

Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng cột sống

Bệnh nhân có tiền sử chấn thương vùng cột sống thường xảy ra tình trạng thoái hóa sớm hơn.

Vận động sai tư thế

Bệnh nhân lao động chân tay, lao động nặng như mang vác đồ trên đầu, cổ vai thời gian dài.

Người làm việc máy tính nhiều như kế toán, nhân viên ngân hàng, thu ngân, nhân viên trực tổng đài, giáo viên, quản lý, giám đốc…

Người vận động cường độ cao, chịu lực mạnh vùng cột sống như vận động viên cử tạ, thể dục dụng cụ, xiếc.

Điều này nghe có vẻ khá ngược đời với người ít vận động nhưng thực tế lâm sàng cho thấy như vậy.

Lý do là vận động mạnh sẽ gây chấn thương ở mức vi thể.

Những tổn thương ấy sẽ biểu hiện thành các bệnh lý khớp như thoái hóa cột sống cổ và thắt lưng.

Bạn có thể thăm khám trực tiếp và nhận tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi.

Hotline đặt khám trực tiếp bởi Doctor Chu: 0968.850.088.

Bài viết liên quan: Chế độ ăn dành cho người thoái hóa cột sống (đang cập nhật)

Kết nối với Doctor Chu qua các kênh:

Blog: doctorchuspa.com

Facebook: Chu Điển (Doctor Chu)

Y Khoa Trực Tuyến

Doctor Chu Clinic

Nhà Thuốc Tuệ Nhân

Doctor Chu Group

Doctor Chu Real Estate Group

Doctor Chu Books Store

Youtube: Doctor Chu . Bác sĩ chuyên khoa khớp và cột sống

Leave Comments

0968 850 088
0968850088