Hướng dẫn về sóng P trên điện tâm đồ
Sóng P trên điện tâm đồ là sóng đầu tiên trên điện tâm đồ (ECG) cần phân tích khi đọc kết quả điện tim.
Vậy sóng P bình thường, bệnh lý biểu hiện như thế nào ?
1. Sóng P bình thường
Sóng P là sóng phản ánh quá trình khử cực tâm nhĩ.
Tâm nhĩ phải khử cực trước tâm nhĩ trái khoảng 0,01-0,02s.
Giá trị bình thường của sóng P:
- Biên độ (chiều cao): 0,5 – 2,5mm.
- Độ rộng: 0,05 – 0,11s.
- Chiều hướng: Dương ở các đạo trình D1, D2, aVF, V3, V4, V5, V6 và âm ở aVR.
- Hình dạng: hình vòm, 1 pha ở hầu hết các đạo trình. Riêng tại V1, V2 có thể có hình dạng 2 pha, pha dương đi trước pha âm.
- Trục sóng P từ 0 đến +75 độ.
Cách phân tích sóng P trên điện tâm đồ
Sóng P có giá trị quyết định khi xác định:
- Nhịp xoang
- Hay không phải nhịp xoang.
Cụ thể khi đọc kết quả điện tâm đồ, tôi xin hướng dẫn bạn như sau:
- Xác định có sóng P không
- Sóng P có xuất hiện thường xuyên không
- Đi kèm theo mỗi sóng P có phức bộ QRS hay không
- Đặc điểm sóng P ở các nhịp có giống nhau không
- Biên độ sóng P bình thường không
- Độ rộng sóng P có bình thường không
- Chiều hướng sóng P ở các đạo trình có bình thường không
- Với đặc điểm sóng P như vậy, bạn nghĩ tới bệnh lý gì ?
Bài viết liên quan: Hướng dẫn đọc điện tâm đồ bình thường
2. Sóng P bệnh lý
2.1. Sóng P mitrale (P 2 lá) trên điện tâm đồ
Biểu hiện: Hình ảnh sóng P 2 đỉnh, khoảng cách 2 đỉnh từ 0,04s trở lên.
Như tôi đã chia sẻ, bình thường 2 đỉnh khử cực của nhĩ trái và nhĩ phải cách nhau khoảng 0,01 – 0,02s. Do khoảng cách ngắn nên chúng ta không nhìn thấy trên bản ghi điện tim.
Khi có tăng gánh nhĩ trái (P 2 lá):
- Biên độ khử cực của nhĩ trái tăng tạo nên đỉnh thứ 2 của sóng P.
- Thời gian khử cực nhĩ kéo dài làm khoảng cách giữa 2 đỉnh khử cực nhĩ trái và nhĩ phải cũng kéo dài từ 0,04s trở lên.
2.2. Sóng P đảo ngược, nhìn thấy với nhịp nhĩ và bộ nối.
Biến đổi hình thái sóng P trong nhịp nhĩ đa ổ: hình thái sóng P thay đổi tại mỗi nhịp tim.
Sóng P có thể thay đổi về hình dạng, chiều cao, độ rộng, chiều hướng.
P Pulmonale: sóng P đạt đỉnh, thấy khi mở rộng tâm nhĩ phải.
Chiều cao sóng P đạt đỉnh thường thấy ở đạo trình D2: là biểu hiện của tăng gánh tâm nhĩ phải;
Nguyên nhân thường gặp là do tăng áp phổi / bệnh phổi mạn tính: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen phế quản, tâm phế mạn.
2.3. Sóng P đảo ngược
P bình thường luôn âm ở aVR và luôn dương ở D1, D2, aVF, V3-V6.
Nếu sóng P đảo ngược về chiều hướng thì P dương ở aVR và âm ở D1, D2, aVF.
Trường hợp 1. Làm sai kỹ thuật ghi điện tim: P đảo ngược do đặt nhầm điện cực giữa tay phải và tay trái.
Biểu hiện: P (-) D1, D2 và P (+) aVR.
Xử trí: Ghi lại điện tim, đặt đúng vị trí các điện cực.
Điện tim trở về bình thường, chiều hướng sóng P trở lại bình thường.
Trường hợp 2. Làm đúng kỹ thuật: P biến đổi do Đảo ngược phủ tạng (tim bên phải).
Ngoài biến đổi chiều hướng sóng P: P (-) D1, D2, aVF và P (+) aVR thì biên độ các sóng từ V1-6 đều giảm.
Nguyên nhân: Do tim bên phải nên khoảng cách từ điện cực đến tim xa hơn bình thường nên giảm biên độ.
Xử trí: Đảo các cực ở chi và trước tim đối xứng sang bên phải.
Đọc bản điện tâm đồ đã đảo cực. Giữ cả bản ghi chưa đảo cực trên phiếu ghi điện tim.
Kết luận: Bệnh lý / Bệnh nhân có đảo ngược phủ tạng.
Trường hợp 3. Sóng P đảo ngược do bệnh lý
- Nhịp bộ nối
P (+) aVR và P (-) D2, D3, aVF.
Chiều hướng sóng P ở D1 và các đạo trình khác bình thường.
- Nhịp nhĩ đa ổ
Biểu hiện: Xuất hiện nhiều hình thái sóng P trên một đạo trình.
Nguyên nhân: nhiều ổ phát nhịp tim nằm ngoài nút xoang và / hoặc bộ nối nhĩ thất.
Nếu ≥ 3 hình thái sóng P khác nhau được nhìn thấy, nhịp nhĩ đa ổ sẽ được chẩn đoán:
Nhịp nhĩ đa ổ.
Nếu ≥ 3 hình thái sóng P khác nhau được nhìn thấy và tỷ lệ này ≥ 100, nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ (MAT) sẽ được chẩn đoán: nhịp tim nhanh nhĩ đa ổ.
- Rung nhĩ:
Biểu hiện: Không có sóng P. Thay vào đó, là sóng hình răng cưa, nhỏ, gọi là sóng f.
Đi kèm theo sóng f là các phức bộ QRS không đều nhau cả về chiều cao và khoảng cách các nhịp.
- Cuồng nhĩ:
Biểu hiện: Không có sóng P. Thay vào đó là sóng F có tần số từ 250 – 350 nhịp/phút, hình dạng “cánh chim vỗ” đặc trưng.
Tìm sóng F thường tìm thấy rõ hơn ở V1, V2.
Phân biệt với sóng f trong rung nhĩ là:
- f không tính được tần số vì rất nhanh (400 – 600 nhịp/phút), các răng cưa cũng không đều nhau.
- F trong cuồng nhĩ thì xác định được tần số, sóng F nhìn đều hơn.
Bài viết tiếp theo: Hướng dẫn về khoảng PQ
Tác giả bài viết: Bác sĩ CKI. Chu Văn Điển (Tên khác: Chu Đức, Doctor Chu).
Thành tâm chúc bạn thành công!
Bạn của bạn,
Tác giả Blog: Doctor Chu,
The Power Of Passion.
Ủng hộ Doctor Chu để duy trì blog với nhiều bài viết chất lượng hơn nữa:
Mọi đóng góp của độc giả xin gửi về Số tài khoản Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VP Bank), số tài khoản: 0968 850 088, chủ tài khoản: Chu Văn Điển.
Xin trân trọng cảm ơn quý độc giả !
Khu đô thị Rùa Vàng City, Bắc Giang, Việt Nam.