Ngành phục hồi chức năng là gì ?
Ngành phục hồi chức năng, theo định nghĩa của Tổ chức y tế thế giới (WHO), là các biện pháp y học, xã hội, giáo dục, hướng nghiệp làm hạn chế tối đa giảm chức năng, tạo cơ hội cho người khuyết tật có cơ hội tham gia các hoạt động để hội nhập, tái hội nhập, có cơ hội bình đẳng trong cộng động xã hội.
Quan niệm trước đây về y học là nội, ngoại, sản, nhi, đông y, truyền nhiễm. Quan niệm này giới hạn trong các chuyên ngành lâm sàng chữa bệnh.
Quan niệm hiện nay toàn diện hơn từ việc phòng bệnh bằng chăm sóc sức khỏe chủ động, thăm khám sức khỏe định kỳ, chẩn đoán và điều trị (chữa bệnh) và phục hồi chức năng.
Như vậy, phục hồi chức năng là là một trong 3 trụ cột chính của y học hiện đại, bao gồm phòng bệnh – chữa bệnh – phục hồi chức năng.
Nguyên tắc phục hồi chức năng như thế nào ?
Các bác sĩ và kỹ thuật viên ngành phục hồi chức năng cần ghi nhớ 3 nguyên tắc chủ đạo dưới đây trong quá trình làm việc, chăm sóc và điều trị phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Từ đó, các bạn sẽ có tâm lý, văn hóa ứng xử và hành động phù hợp với nguyên tắc chỉ đạo nghề nghiệp:
- Đánh giá cao vai trò của người tàn tật, gia đình và cộng đồng.
- Phục hồi tối đa các khả năng bị giảm để người tàn tật có khả năng tham gia các hoạt động trong các lĩnh vực tự chăm sóc, tạo ra của cải và vui chơi giải trí, làm cho chất lượng cuộc sống tốt hơn.
- Phục hồi chức năng dự phòng là nguyên tắc chiến lược trong phát triển ngành phục hồi chức năng.
Phân loại các hình thức phục hồi chức năng
Tại Việt Nam, chúng ta đã phát triển ngành phục hồi chức năng với 3 hình thức chính như sau:
-
Phục hồi chức năng tại trung tâm.
-
Phục hồi chức năng ngoài trung tâm.
-
Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
Các kỹ thuật phục hồi chức năng
Các kỹ thuật can thiệp phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại Việt Nam hiện nay được tổ chức, phát triển đồng bộ thành nhóm phục hồi, bao gồm bác sĩ và kỹ thuật viên / hoặc điều dưỡng viên thực hiện:
-
Y học: nội khoa, ngoại khoa, kỹ thuật chẩn đoán y học.
-
Vật lý trị liệu.
-
Vận động trị liệu.
-
Hoạt động trị liệu.
-
Tâm lý trị liệu.
-
Ngôn ngữ trị liệu.
-
Dụng cụ chỉnh hình, thay thế như mắt kính, tai nghe, xe lăn, máy phát âm…
Ngoài ra, các kỹ thuật khác giúp đỡ người tàn tật tham gia hòa nhập xã hội như:
- Cán bộ xã hội: chuyên nghiên cứu các khía cạnh xã hội có liên quan đến người tàn tật và khắc phục có hiệu quả.
- Giáo dục đặc biệt: Giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt như ngôn ngữ ký hiệu.
- Dạy nghề cho người khuyết tật như cắt tóc, xoa bóp, thủ công mỹ nghệ…
- Cải thiện môi trường sống cho người khuyết tật như đường đi, nhà ở, phương tiện đi lại, phương tiện làm việc để người khuyết tật có thể thực sự sống và lao động với tư cách một công dân được hưởng quyền bình đẳng xã hội.
Tác giả bài viết: BSCKI. Chu Văn Điển (Doctor Chu),
P. Trưởng khoa chẩn đoán hình ảnh, chức năng và phục hồi chức năng, Bệnh viện Quân y 110, Bắc Ninh.
The Power Of Passion.
Nhật ký ngày 06/3/2024,
Địa chỉ: Số nhà 21, Khu Tiên Xá, phường Hạp Lĩnh, TP. Bắc Ninh, Việt Nam.
Số điện thoại: 0968.850.088.
Khám phá liên quan: Phục hồi chức năng tại trung tâm, Bệnh viện
Kết bạn với Doctor Chu qua các kênh:
Website: doctorchuspa.com
Youtube: Doctor Chu . Doctor For Women