Khái niệm về phức bộ QRS
Phức bộ QRS là thành phần quan trọng nhất của điện tâm đồ. Nó biểu hiện sự lan truyền xung động ngang qua cơ thất (khử cực và co thất).
Hình dạng QRS trên các chuyển đạo có khác nhau nhưng thời gian là như nhau.
Cách xác định các sóng Q, R, S trên điện tâm đồ
Chúng ta xác định các sóng Q, R, S dựa vào quy ước sau:
- Sóng âm khởi đầu là sóng Q,
- Sóng dương đầu tiên là sóng R,
- Sóng âm đi sau sóng R là sóng S,
- Các sóng đi sau đó được gọi là R’, S’,
- Cứ sóng dương trong phức bộ QRS là sóng R.
- Nếu sóng có biên độ nhỏ thì được ký hiệu bằng chữ thường, ví dụ: qR, rS…
Nếu bạn chưa học từ đầu, hãy tham khảo lại từ bài: Hướng dẫn đọc điện tâm đồ bình thường
Giá trị bình thường của phức bộ QRS
Thời gian QRS
- Bình thường từ 0,05 – 0,11s.
- QRS > 0,11s là rộng, biểu hiện: thời gian khử cực thất kéo dài.
Biên độ QRS
- Tính từ đỉnh sóng dương cao nhất đến sóng âm nhất.
- Điện thế QRS thấp bất thường khi tổng biên độ nhỏ hơn 5mm ở các chuyển đạo D1, D2, D3 và nhỏ hơn 10 mm ở các chuyển đạo trước tim.
- Điện thế QRS cao: Gặp trong tăng gánh thất trái, bloc nhánh, ngoại tâm thu thất.
Tìm hiểu thêm: Điện thế thấp trên điện tâm đồ là như thế nào ?
Sóng Q
- Thời gian sóng Q bình thường < 0,03s.
- Độ sâu sóng Q bình thường < 3mm.
- Có thể gặp sóng Q ở V5, V6, aVR và DIII.
- Có thể gặp trường hợp không có sóng Q trên điện tim do bút ghi, vẫn là bình thường.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn về khoảng PQ
Sóng R
- Bình thường tăng dần biên độ từ V1 → V4 hay V5. Việc mất đi diễn tiến này của sóng R có thể chỉ ra bất thường.
- R tại V5 có thể lên đến 30mm ở người trẻ, hoạt động thể thao. Người già, biên độ sóng giảm dần.
- R cao ở V5, V6 gặp trong tăng gánh thất trái do các nguyên nhân.
- Sóng R giảm dần biên độ từ V1 → V5 có thể gợi ý bệnh nhồi máu cơ tim.
- Biến thiên ở các chuyển đạo trước tim: R tăng dần biên độ từ V1 → V3 hay V4 sau đó hạ thấp dần (V5, V6).
Sóng S
- S tăng dần biên độ từ V1 → V2 hay V3 sau đó giảm dần biên độ
V3, V4 còn được gọi là vùng chuyển tiếp. - Sóng S bình thường rộng < 0,04s.
- S > 0,04s là S rộng hay gặp trong ngoại tâm thu thất, blốc nhánh phải và nhánh trái.
Nội dung chính của bài viết tiếp theo: Hướng dẫn về đoạn ST và sóng T (rất quan trọng)
- Đoạn ST bình thường và bệnh lý
- Sóng T bình thường và bệnh lý
- Chẩn đoán thiếu máu cơ tim dưới thượng tâm mạc
- Chẩn đoán thiếu máu cơ tim dưới nội tâm mạc
- Tổn thương và hoại tử cơ tim trên điện tâm đồ
- Kiến thức cơ bản về Nhồi máu cơ tim
Để mở khóa tất cả các bài học hãy đăng ký: Khóa học Thực Hành Điện Tâm Đồ Từ Cơ Bản Đến Nâng Cao
Thành tâm chúc bạn thành công!
Bạn của bạn,
Tác giả Blog: Doctor Chu,
The Power Of Passion.
Gây quỹ ủng hộ đội ngũ của Doctor Chu
Ủng hộ Doctor Chu để duy trì blog với nhiều bài viết chất lượng hơn nữa:
Mọi đóng góp của độc giả xin gửi về Số tài khoản Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VP Bank), số tài khoản: 0968 850 088, chủ tài khoản: Chu Văn Điển.
Xin trân trọng cảm ơn quý độc giả !
Ngày 11/12/2024 tại Khu đô thị Rùa Vàng City, Lạng Giang, Bắc Giang, Việt Nam.